Mục Lục
Go88
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Ảnh: VIỆT DŨNG
Viện KSND tỉnh Thái Bình vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cáo trạng xác định ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh để trục lợi.
"Xong việc đưa chú ba trăm ngàn"Cáo trạng thể hiện năm 2020, anh Nguyễn Thế Mạnh (52 tuổi, Long Biên, Hà Nội), giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Mạnh Đức (Công ty Mạnh Đức) và anh Nguyễn Trọng Phong (47 tuổi, TP Từ Sơn, Bắc Ninh) chung vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quế Võ III (Bắc Ninh).
Ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận tiền, bất động sản để giúp nhóm bảo kê và doanh nghiệp ra sao? - Video: DANH TRỌNG - THÂN HOÀNG
Sau khi hồ sơ dự án được các cấp có thẩm quyền thông qua, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì có một số công ty khác kiến nghị nên thời gian chờ đợi phê duyệt bị kéo dài.
Anh Mạnh, Phong đã gặp, nhờ anh Nguyễn Văn Đức (40 tuổi, trú thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh) tìm người can thiệp giúp. Anh Đức đồng ý và nói sẽ nhờ ông Nhưỡng (thời điểm đó đang là đại biểu Quốc hội khóa XIV, phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Tối 14-3-2021, anh Đức gọi điện nhờ ông Nhưỡng giúp đỡ và được hẹn gặp vào sáng hôm sau tại cơ quan.
Sáng ngày 15-3-2021, anh Đức, Mạnh đến gặp ông Nhưỡng tại phòng làm việc ở tầng 4, trụ sở Ban Dân nguyện, nhờ can thiệp giúp để dự án nhanh được phê duyệt.
Trước đề nghị này, bị can Nhưỡng đồng ý, shbet88 bảo anh Mạnh về làm đơn kêu cứu khẩn cấp,m f8bet tập hợp hồ sơ dự án gửi ngay cho ông trong buổi chiều cùng ngày.
Trong lúc nói chuyện, go888king anh Mạnh có nói với ông Nhưỡng: "Việc của em anh lưu tâm giúp, xong việc Đức báo cáo anh sau".
Sau đó anh Mạnh về công ty chỉ đạo soạn thảo đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, đề ngày 15-3-2021 rồi ký. Đồng thời chuẩn bị một tập hồ sơ dự án.
Theo cáo trạng, đầu giờ chiều cùng ngày, anh Mạnh cùng Đức quay lại phòng làm việc của ông Nhưỡng gửi đơn kèm theo hồ sơ dự án.
Tại phòng làm việc, sau khi tiếp nhận đơn, ông Nhưỡng đã lấy tư cách đại biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn của Công ty Mạnh Đức gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết.
Cáo trạng thể hiện, trong lúc viết phiếu chuyển đơn, bị can Nhưỡng nói nhỏ với anh Đức: "Xong việc đưa chú ba trăm ngàn".
Sau khi viết, ký phiếu chuyển đơn, ông Nhưỡng gọi và yêu cầu nhân viên văn thư giao ngay tài liệu, hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ.
"Sao mặn thế"Vẫn theo cáo trạng, ngay khi ra khỏi phòng làm việc của bị can Nhưỡng, anh Mạnh đã hỏi anh Đức nãy nói chuyện gì với ông Nhưỡng, anh Đức nói ông Nhưỡng yêu cầu việc này ba trăm ngàn đô la Mỹ.
Anh Mạnh nói "sao mặn thế" (ý nói ông Nhưỡng yêu cầu nhiều thế) và bảo về bàn bạc với anh Phong.
Ngày 26-3-2021, khi biết dự án được phê duyệt, anh Đức đã gọi, nhắn tin cảm ơn ông Nhưỡng.
Chiều cùng ngày, anh Mạnh nghe tin Vụ Kinh tế, Công nghiệp đang tham mưu cho bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi dự án vừa ký do có đơn thư, Mạnh liền gọi điện nói cho Đức biết. Đức gọi điện, nhắn tin nhờ bị can Nhưỡng can thiệp.
Chiều 27-3-2021, ông Nhưỡng gọi điện cho bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về việc dự án vừa ký duyệt lại có thông tin bị thu hồi. Bộ trưởng trao đổi là dự án đã được phê duyệt nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ không trình Thủ tướng Chính phủ ký thu hồi, nên ông Nhưỡng nhắn tin báo cho Đức biết.
Cáo trạng nêu rõ nghe tin, anh Đức gọi điện thoại cảm ơn bị can Nhưỡng. Trong lúc nói chuyện, bị can Nhưỡng bảo Đức nhắc Mạnh về việc hôm trước (anh Đức hiểu là bị can Nhưỡng nhắc số tiền 300.000 USD).
Ông Lưu Bình Nhưỡng giúp nhóm bảo kê cưỡng đoạt tài sản ra sao?Khai trừ Đảng ông Lưu Bình NhưỡngĐức sau đó đến gặp, nói với anh Mạnh về việc ông Nhưỡng đòi 300.000 USD. Do sợ nếu không đưa tiền sẽ bị ông Nhưỡng gây khó khăn đến việc triển khai dự án nên sau đó anh Đức, anh Phong và anh Mạnh đã thống nhất chuẩn bị 300.000 USD để đưa cho ông Nhưỡng theo yêu cầu.
Chiều 29-3-2021, sau khi chuẩn bị đủ 300.000 USD, anh Phong đã hẹn gặp anh Đức ở gần Rạp xiếc trung ương để nhờ mang đưa cho ông Nhưỡng.
Đức cầm tiền đi đến gần nhà ông Nhưỡng thì gọi điện thoại, tuy nhiên ông Nhưỡng trả lời đang họp và bảo Đức đợi.
Đến hơn 19h cùng ngày, ông Nhưỡng nhắn tin cho Đức nói đã về. Đức cầm túi vải chứa 300.000 USD đi vào nhà ông Nhưỡng, sau đó đưa cho ông này, bảo quà Mạnh gửi.
Ông Nhưỡng cầm túi đựng tiền bỏ vào tủ. Trên đường về, Đức gọi điện báo cho Mạnh biết đã đưa số tiền trên cho ông Nhưỡng.
Vì sao giám đốc doanh nghiệp không phạm tội đưa hối lộ?Liên quan vụ việc này, viện kiểm sát cho rằng đối với các anh Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thế Mạnh, Nguyễn Trọng Phong có hành vi nhờ bị can Nhưỡng can thiệp để Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt cho Công ty Mạnh Đức thực hiện dự án. Những người này sau đó đã đưa cho ông Nhưỡng 300.000 USD theo yêu cầu của ông này.
Cơ quan tố tụng xét thấy bị can Nhưỡng không phải là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án nên họ không phạm tội "đưa hối lộ", cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự là có căn cứ.
Về số tiền 300.000 USD mà ông Nhưỡng đã nhận, bà Phạm Thị Mỹ Dung (vợ ông Nhưỡng) đã thay mặt nộp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình 7 tỉ đồng (tương ứng 300.000 USD).
Với bà Dung, bà Dung được xác định có hành vi mua 30ha đất ở khu vực bãi triều do bị can Cường "quắt" lấn chiếm trái phép, sau đó giao lại cho Cường quản lý để khai thác thu tiền.
Cơ quan tố tụng xét thấy khi thực hiện các hành vi trên bà Dung không biết bị can Nhưỡng đã cùng bị can Cường thực hiện hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Cơ quan điều tra không xử lý hình sự là có căn cứ.
Viện kiểm sát đánh giá quá trình điều tra, ông Lưu Bình Nhưỡng khai nhận hành vi phạm tội. Quá trình công tác được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, huy chương, danh hiệu...
Trang Sau:Metro số 1, niềm hy vọng từ đường tàu mùa xuân